Vấn đề chống tham nhũng hiện nay (1,2)

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), đồng thời là Trưởng đoàn Thanh tra vụ
Phạm Trọng Đạt
- Quảng Cáo -

Nguyễn Vũ Bình – Blog RFA

Trong thời gian gần một năm trở lại đây, vấn đề chống tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đề tài được cả nước quan tâm. Một loạt lãnh đạo các ngân hàng bị bắt và đưa ra xét xử. Các quan chức cũng nhiều người bị bắt và bị kết án.

Đỉnh điểm của cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam là việc bắt giam và xét xử ông Đinh La Thăng, người từng có chức vụ cao nhất là ủy viên bộ chính trị. Điều này mới nhìn qua thì có thể nghĩ việc chống tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam là quyết liệt, mạnh mẽ và không có vùng cấm nào. Tất nhiên, dàn đồng ca của báo chí chính thống không bỏ lỡ cơ hội tung hô sự thành công của công cuộc chống tham nhũng, sự nghiêm minh của pháp luật và chế độ. Đối với một luồng ý kiến khác, cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra đơn thuần chỉ là sự thanh trừng phe phái của những người có quyền lực nhất trong chế độ. Trong phạm vi nào đó, luồng ý kiến này có thể hợp lý, nhưng xét bối cảnh chung, vấn đề không hoàn toàn như vậy.

I/ Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam

Có thể khái quát, ở Việt Nam, tham nhũng là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan, bán tước nở rộ hiện nay. Như vậy, bất cứ ở đâu, bất cứ ngành nghề nào, cấp nào, lĩnh vực nào và hoàn cảnh nào cũng đều có tham nhũng. Khi đã nói tham nhũng là phương thức tự tồn tại có nghĩa là nếu ai ở vị trí có điều kiện mà không tham nhũng, thì người đó tự loại mình ra khỏi cuộc chơi, hay ra khỏi công việc, vị trí đang đảm nhiệm. Vấn đề này, bất cứ ai có lương tâm, và một chút hiểu biết đều phải công nhận như vậy.

- Quảng Cáo -

Về mức độ của tham nhũng, tức là tỷ lệ phần trăm số tiền bị tham nhũng, thất thoát trong các dự án, tùy ngành nghề và lĩnh vực, nhưng tỷ lệ thông thường là từ 70-75% giá trị dự án. Số tiền thực chi trong các dự án chỉ là 25-30%. Tính chất nghiêm trọng của tham nhũng còn thể hiện ở những lĩnh vực nhân đạo của con người, đó là ngành y, nghề thầy thuốc. Chúng ta hình dung người bệnh nhân cần đút lót cho y, bác sĩ để họ tiêm không bị đau thì không còn một từ ngữ nào để diễn tả thảm trạng tham nhũng của đất nước. Guồng quay tham nhũng diễn ra mọi nơi, mọi lúc trong toàn xã hội.

Nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam. Tham nhũng ở Việt Nam hầu như ai cũng hiểu, đó chính là do cơ chế, thể chế chính trị độc tài toàn trị cộng sản gây ra, và đó chính là bản chất của chế độ. Tuy nhiên, chúng ta cần phân tích đầy đủ để hiểu được thể chế chính trị đã gây ra tình trạng tham nhũng như thế nào, từ đó mới có thể nhận định được kết quả của công cuộc chống tham nhũng hiện nay.

Động cơ tham nhũng: Khác với các quốc gia dân chủ, nơi động cơ của chủ thể tham nhũng thường là lòng tham bất chợt nổi lên,hay một tình huống đột xuất về tài chính dẫn dắt tới hành vi tham nhũng. Ở Việt Nam, động cơ tham nhũng tiềm ẩn ở tất cả các cán bộ, công nhân viên chức, quan chức trong toàn hệ thống. Có hai lý do cho việc này. Thứ nhất, mức lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức, quan chức không đủ sống theo nhu cầu bình thường của họ. Do cấu trúc của chế độ độc tài toàn trị cộng sản, có hai hệ thống đảng và nhà nước song hành cùng với các hội, đoàn nhằm kiểm soát dân chúng mà số lượng người hưởng lương, phụ cấp của ngân sách là con số khổng lồ, ít nhất 15-20 triệu người. Với số lượng lớn như vậy, lương và thu nhập của các thành viên trong hệ thống không đủ sống là điều đương nhiên. Thứ hai, việc mua suất biên chế, mua quan, bán tước là phổ biến và được coi như một khoản đầu tư. Do đó, khi có vị trí, tất cả đều phải tìm cách tham nhũng để thu hồi số tiền đã bỏ ra cho việc chạy biên chế, chạy chức, chạy quyền. Đây vừa là động cơ tham nhũng vừa là hậu quả của một loại hình tham nhũng, đó là tham nhũng quyền lực.

Như vậy, đối với tất cả các thành viên trong hệ thống của bộ máy đảng và nhà nước, động cơ tham nhũng là tiềm ẩn, sẵn sàng khi có bất cứ cơ hội nào để duy trì cuộc sống và trang trải những khoản đầu tư cho vị thế, công việc của mình cũng như có một cuộc sống sung sướng, hưởng thụ…

Môi trường và nguồn gốc tham nhũng: Tuy có sẵn động cơ tham nhũng, nhưng trong môi trường có sự trung thực, công khai, minh bạch cùng với hệ thống tam quyền phân lập, đối trọng quyền lực và các định chế ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng nếu có xảy ra tham nhũng thì đó cũng là những sự việc đơn lẻ, số ít. Ở Việt Nam nói riêng và các chế độ cộng sản nói chung không có được môi trường như vậy.

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân về cơ chế, đó là có một tổ chức, một lực lượng và một hệ thống đứng ngoài và đứng trên pháp luật mà không phải chịu bất kỳ một sự giám sát, kiểm soát và đối trọng quyền lực nào.

Tổ chức và lực lượng đó chính là đảng cộng sản.

Việc đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhà nước và nhân dân mà không có một đối trọng quyền lực nào, không chịu sự giám sát và không phải chịu một trách nhiệm nào chính là cội nguồn của tội ác và tham nhũng.

Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn tới tha hóa tuyệt đối, biểu hiện của tha hóa đó chính là trục lợi từ quyền lực, chính là tham nhũng. Chúng ta hình dung, với động cơ tham nhũng tiềm ẩn trong tất cả mọi cá nhân, thành viên của hệ thống chỉ chờ cơ hội và điều kiện để tham nhũng trong một môi trường có một tổ chức chi phối, quyết định cả lập pháp, hành pháp và tư pháp thì bản chất của chế độ chính là một chế độ tham nhũng nhũng. Và đương nhiên, xuất phát điểm và bao trùm lên tất cả, đó là tham nhũng quyền lực, tức là kiếm lợi từ việc sắp xếp các vị trí và vận hành của bộ máy.

II/ Chủ thể và mục tiêu của công cuộc chống tham nhũng

Hậu quả của hệ thống độc tài toàn trị, và hậu quả trực tiếp của quốc nạn tham nhũng là sự cạn kiệt nguồn lực và sự phá sản hoàn toàn của nền kinh tế. Với mức nợ tổng thể gấp 3 lần GDP tương đương hơn 600 tỷ đô la, sự thua lỗ của tất cả các tập đoàn kinh tế nhà nước chính là biểu hiện của sự phá sản nền kinh tế.

Ở đây chúng ta cần hiểu một vấn đề quan trọng. Một thực thể là nền kinh tế của một nước, sự phá sản không chỉ là việc giải thể hoặc ngừng lại của các ngành sản xuất, mà sự phá sản còn thể hiện ở hiệu quả của nền kinh tế, với những số nợ ngày càng tăng và hoàn toàn không có khả năng trả được nợ. Mới chỉ cách đây ba năm, số nợ của nền kinh tế chỉ ước tính gấp đôi GDP, nhưng nay số nợ đã tương đương với con số nêu trên, tức là gấp ba lần GDP.

Một hậu quả nặng nề của quốc nạn tham nhũng là việc hủy diệt nền kinh tế bởi vì chi phí cho các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh quá cao. Một trong các ví dụ là các sản phẩm nông nghiệp giá trị thấp, nhưng khi cộng giá cước vận tải, bao gồm cả thuế phí và tiền mãi lộ, đã đẩy giá lên rất cao khi đến tay người tiêu dùng. Điều này dẫn tới tình trạng giá nông phẩm tại nơi sản xuất đã bị ép xuống mức cùng cực, người nông dân hầu như không còn lãi, thậm chí công lao động cũng vô cùng rẻ mạt. Trong khi người tiêu dùng lại phải mua nông sản với giá rất cao. Như vậy, tham nhũng vừa làm cạn kiệt nguồn lực, lại vừa hủy diệt nền kinh tế.

Đứng trước quốc nạn tham nhũng, đảng cộng sản cũng đã hiểu ra vấn đề, nếu để kéo dài tình trạng tham nhũng thì chế độ sẽ sụp đổ. Bởi vì ngoài việc cạn kiệt nguồn lực và sự tan hoang của nền kinh tế thì sự bất mãn của người dân với vấn nạn tham nhũng cũng là một yếu tố cần được tính đến. Chính vì vậy, mặc dù không muốn, nhưng đảng cộng sản vẫn phải thực hiện công cuộc chống tham nhũng một cách quyết liệt (tất nhiên là theo cách nghĩ về “quyết liệt” của đảng).

Quan điểm cho rằng, công cuộc chống tham nhũng hiện nay đơn thuần chỉ là thanh trừng phe phái trong đảng không hoàn toàn đúng, mặc dù có lý. Đây là chủ trương lớn của đảng, nhận được sự đồng thuận của phần lớn đảng viên, bởi vì về khía cạnh lo-gic và hình thức, không ai không nhận ra nguy cơ của quốc nạn tham nhũng, và cũng không ai không đồng ý với chủ trương tốt đẹp như vậy của đảng.

Vấn đề bên trong, theo truyền thống, khi đảng cộng sản cảm thấy bị đặt vào tình thế hiểm nghèo (ở đây là sự tồn vong của chế độ do tham nhũng) thì chính nó sẽ xử lý ngay trong nội bộ để duy trì sự tồn tại của chế độ và quyền lực tuyệt đối của mình. Điều này lý giải cho việc, ai cũng thấy rằng, chống tham nhũng là “ta đánh ta” nhưng sự việc vẫn xảy ra thực sự.

Còn vấn đề thanh trừng phe phái cũng rất dễ hiểu. Mặc dù công cuộc chống tham nhũng được phát động bởi toàn đảng, nhưng người và phe nhóm có quyền lực nhất đương nhiên phải nhắm vào những đối thủ của mình. Công cuộc chống tham nhũng vì thế cũng đồng thời là việc triệt hạ đối thủ, nâng cao uy tín và vị thế của mình, và trục lợi trong chính quá trình này. Đây là lý do khiến nhiều người đánh đồng cuộc chiến chống tham nhũng với việc thanh trừng phe phái trong nội bộ đảng cộng sản…

(còn nữa)

- Quảng Cáo -

6 CÁC GÓP Ý

  1. Tham nhũng không phải là do đồng lương thấp vì có những người lương rất cao vẫn tham nhũng . Oử đây là vấn đề đạo đức .hiện nay người Việt nam tôn vinh người giàu chứ không phải là tôn vinh cách làm giàu . Do vậy ai cũng muốn mình giàu có bất chấp làm gì miễn lấy được nhiều vào túi mình mà kẻ khác không làm gì được ,Chỉ ý nhỏ như vậy .>còn hoàn toàn tán thành bài viết này là rất chuẩn

  2. Bài viết có vẻ hay nhưng lại xuất phát từ quan điểm chống cộng nên đã k khách quan. Tham nhũng đâu chỉ có ở VN, thử hỏi có đc mấy quốc gia k có tham nhũng. Vậy nước đó họ cũng độc đảng hả. Tiếp đến, tình hình tham nhũng ở VN đã trở thành quốc nạn. ĐCS đã xác định đc điều đó. Nay ĐCS thực hiện chống tham nhũng thì bọn này lại cho là ĐCS thanh trừ nội bộ, tranh giành quyền lực. ĐCS k quyết liệt thì chúng lại nói ĐCS bao che này nọ. Một luận điệu của những kẻ dễ dàng bẻ lời như thế thì dù có hay đến mấy thì cũng chỉ là phiến diện cho mục đích của người biết thôi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here