ADB đưa 4 tổng công ty Việt Nam vào sổ đen

- Quảng Cáo -

Ngân hàng Phát triển Á châu, gọi tắt là ADB, vừa chính thức thông báo quyết định cho nhà nước Việt Nam đối với các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh gồm:

1/ Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomi),

2/ Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (Vietnam Multimedia Corporation),

3/ Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), và

- Quảng Cáo -

4/ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)

tapdoan_anhaiCả 4 tập đoàn này đã cùng lúc bị đưa vào danh sách những chủ thể kinh tế không được vay vốn và nhận trợ giúp kỹ thuật từ Ngân hàng Phát triển Á châu nữa.

Ngân hàng Phát triển Á châu, tức Asia Development Bank hay ADB, là một định chế tài chính đa phương nhằm cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật để giúp cho các nước trong vùng thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. ADB được thành lập vào năm 1966, đặt trụ sở trung ương tại Manila, Philippines. Trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản là quốc gia bỏ tiền nhiều nhất cho ngân quỹ hoạt động của ngân hàng này; nên theo truyền thống, chủ tịch ADB thường là một người Nhật. Mỗi năm, ADB đều phải tổ chức đại hội để báo cáo hoạt động trong năm với đại diện của các quốc gia cổ đông và sau đó quyết định chương trình hoạt động cho năm tới. Ngân sách trợ giúp cho từng nước sẽ được gia tăng hay bị cắt giảm tùy theo tình hình thực tế và kết quả thẩm định từ nhiều góc độ của các chuyên gia ngân hàng ADB. Thường thì những kết quả khảo sát và đề nghị của cơ quan điều hành ADB có giá trị chuyên môn cao và dễ dàng được các nước thành viên thông qua. Năm nay, Đại hội lần thứ 46 của ADB đã được tổ chức tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 04/05/2013.

Trở lại việc 4 tổng công ty bị ADB cấm cửa cùng lúc. Đây là một thông điệp rất mạnh của họ trước tình trạng hứa hẹn liên tục của nhà nước Việt Nam, kể cả hứa hẹn của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò thủ tướng, nhưng hầu như không có bước cải tiến nào được tiến hành, ngoài các thủ thuật chia nhỏ số lỗ lã và giấu vào một số công ty quốc doanh khác.

Tổng công ty được công chúng biết tới nhiều nhất là Vinalines. Gần đây nhất, vào ngày 27/03/2013, tại hội nghị tái cơ cấu tổng công ty Vinalines, ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, thú nhận đã rất chậm trễ trong kế hoạch tái cơ cấu khiến cho tổng công ty này bị lỗ thêm 2.439 tỉ đồng (tương đương với 116,5 triệu mỹ kim), và riêng trong năm 2013 này dự kiến sẽ lỗ thêm 2.100 tỉ đồng nữa. Các tổng công ty khác cũng đang trong tình trạng tương tự, nghĩa là không nhúc nhích trong lúc các khoản nợ khổng lồ trước đây cứ tích tụ tiền lãi và vật liệu, máy móc, công xưởng tiếp tục mục rữa.

Để mua thêm thời gian cho chỉ riêng 4 công ty nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho nhà nước nộp đơn xin Ngân hàng Phát triển Á châu cho vay thêm 630 triệu mỹ kim. Lời thỉnh cầu này đã bị ADB nhanh chóng từ khước với các lý do: trong 3 năm qua các đơn vị kinh doanh này đã không báo cáo đầy đủ về tài chính; có quá nhiều điểm rất mập mờ, không thể kiểm chứng; và nhà nước Việt Nam chỉ hứa nhiều lần rằng sẽ tái cơ cấu các tổng công ty này nhưng không đưa ra một kế hoạch cụ thể nào.

Điều càng làm các chuyên gia thẩm định kinh tế tại ADB nghi ngờ thiện chí cải tiến của chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng là những tin tức như Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomi) được nhà nước Việt Nam trao huân chương lao động, mà theo nhà nước VN thì “Vinacomi đã vươn lên mạnh mẽ làm chủ về công nghệ sản xuất, tổ chức tốt các phong trào thi đua, chăm lo đời sống cho người lao động…”. Nhà nước Việt Nam còn xác nhận: “không một đơn vị nào của Vinacomi làm ăn thua lỗ”.

Loại tin tức tuyên dương này dù chỉ nhắm đến quần chúng Việt Nam để che đậy tình trạng tồi tệ của các tổng công ty, nhưng chúng vẫn được các chuyên gia kinh tế trong vùng Á Châu xem như chứng cớ về tính cố tình không minh bạch và không nghiêm túc trong nỗ lực chỉnh sửa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nội các của ông.

Giới chuyên gia kinh tế độc lập tại Việt Nam cũng không dễ bị bịt mắt. Cụ thể như kinh tế gia hàng đầu, ông Lê Đăng Doanh đã nhận định: “Đúng là nền kinh tế (VN) cần tái cấu trúc sâu xa, nhưng hầu như chẳng có gì được thi hành. Năm nào cũng hứa hẹn sẽ tốt đẹp hơn, nhưng người dân chẳng thấy gì.”

Trong khi đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật, ông Aso, nhân chuyến công du Ấn Độ đã đến tham dự đại hội thường niên của Ngân hàng Phát triển Á châu. Tại đây ông Aso đã phát biểu rằng trong tình hình kinh tế hiện nay số ngân khoản mà Nhật Bản đóng góp cho Ngân hàng Phát triển Á châu không phải là vô hạn, nên đề nghị ADB phải làm sao sử dụng ngân quỹ hiện có sao cho thật hợp lý để khỏi phí phạm; và cần phải rà xét lại chính sách cho vay để tránh những khoản nợ xấu.

Đây là lời cảnh báo không mấy sáng sủa cho toàn khối tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here