Tchad rút giấy phép thăm dò một tập đoàn dầu khí Trung cộng

- Quảng Cáo -

Tchad rút giấy phép thăm dò một tập đoàn dầu khí Trung cộng

Hôm 09.08.2014, Chính quyền Tchad đã quyết định rút giấy phép thăm dò của tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung cộng CNPC, mà theo loan báo thì nhằm « tránh nạn môi trường bị liên tục xuống cấp », chứ không phải để « dành chỗ cho các công ty khác ».

ChinlogoCNPClegend10082014
Logo CNPC

Hồi tháng Năm, Tchad đã ngưng tất cả các hoạt động thăm dò của CNPC cũng vì cùng một lý do, và đòi hỏi tập đoàn quốc doanh Trung cộng phải trả số tiền phạt 1,2 tỉ đô la vì « các thiệt hại đã gây ra ». Bộ trưởng Dầu khí Tchad Djerassem Le Bemadjiel cho biết « Hàng mấy chục địa điểm đã bị nhiễm chất độc thải ra môi trường », lên án CNPC luôn mặc nhiên « sử dụng những cách thức không thể chấp nhận được ».

Chính quyền Tchad còn loan báo ý định khởi kiện CNPC tại Pháp và tại Ndjamena. Chánh văn phòng Nhà nước Abdoulaye Sabre khẳng định : « Không còn có thể tiếp tục thương lượng hữu nghị được, tất cả mọi nỗ lực đều hoài công (…) Ngay từ tuần tới, một phái đoàn chính phủ sẽ đến Paris để nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án thương mại về việc từ chối trả tiền phạt. Một đơn kiện thứ hai đã được nộp ở tòa sơ thẩm Ndjamena vì tội xâm hại môi trường và gây nguy hiểm cho sinh mạng con người ». Ông cho biết thêm : « Những người có trách nhiệm của CNPC liên can trong vụ kiện này, và bị cấm rời lãnh thổ Tchad ».

- Quảng Cáo -

Trước đây chính quyền Tchad cũng đã có những xung đột với các công ty Trung cộng khai thác dầu khí tại nước này. Hồi tháng Ba, các nghiệp đoàn công nhân Tchad làm việc cho một tập đoàn khai thác dầu khí Trung cộng ở miền nam đã kêu gọi đình công tố cáo các điều kiện làm việc và đòi tăng lương.

Tchad bắt đầu khai thác các mỏ dầu từ năm 2003, sản lượng năm 2011 là 120.000 thùng dầu/ngày. Thu nhập từ dầu lửa giúp chính quyền hiện đại hóa quân đội, xây dựng mạng lưới đường sá tốt hơn và nhiều công sở. Nhưng một số thành viên xã hội dân sự đòi hỏi chính quyền sử dụng nguồn lợi này vào việc cải thiện điều kiện sống người dân.

 

Đào phạm kinh tế Trung Quốc chọn Mỹ để lẫn trốn

“Nước Mỹ đã trở thành nơi chọn lựa của những người Trung Quốc trốn tránh pháp luật”. Đó là lời tuyên bố của ông Liao Jinrong, Tổng Giám Đốc Phòng Hợp Tác Quốc Tế thuộc Bộ Công An Trung cộng. Ông Liao cho biết hiện nay tại Hoa Kỳ có hơn 150 kẻ trốn chạy kinh tế từ Trung Quốc, phần lớn là tham nhũng hoặc đang bị cáo buộc tội tham nhũng, trên tổng số gần 500 ở khắp thế giới.

chine_2_1Theo các con số của Bộ Công AnTrung cộng thì trong thập niên vừa qua, cảnh sát Trung cộng chỉ bắt mang về nước được có 2 người trong số 150 kể trên, và một trong 2 người đó là ông Yu Zhendong, cựu Giám Đốc chi nhánh ngân hàng Bank of China tại Kaiping, Quảng Đông. Nhân vật Yu này đã bị kết tội tham nhũng và biển thủ khoản tiền $482 triệu đô, và đã bị trục xuất về Trung Quốc vào năm 2005 sau khi trốn chạy 4 năm trời.

Cho tới nay giữa Mỹ và Trung cộng không có thoả hiệp trục xuất vì vậy việc dẫn độ những kẻ phạm tội lẫn trốn tại Mỹ về Trung Quốc để xét xử gặp rất nhiều khó khăn vì thủ tục pháp lý thì dài và phức tạp.

Được biết Trung cộng đã có thoả hiệp trục xuất với 35 quốc gia, và đã ký 113 thoả hiệp hợp tác song phương với 98 quốc gia khác. Nhờ những thoả hiệp này, trong vòng 8 năm qua, Trung cộng đã bắt dẫn độ được hơn 800 kẻ trốn chạy từ 20 quốc gia khác.

Một người trong số đó là nhân vật nổi tiếng Lai Changxing, bị kết tội điều hành một đường dây khổng lồ. Lai Changxing bị trục xuất từ Canada về Trung Quốc vào năm 2011 và sau đó bị kết án tù chung thân vì tội biển thủ tiền bạc và trốn thuế với tổng số tiền ước lượng là $6,4 tỉ đô.

Theo một số ký giả có cơ hội phỏng vấn thì gần như tất cả các quan chức đã và đang chạy sang Hoa Kỳ đều chọn cách này vì tin vào hệ thống pháp lý Hoa Kỳ. Cho dù họ có tội đi nữa thì vẫn sẽ được xét xử nghiêm minh và độc lập với ngành hành pháp, bất kể chính sách đối ngoại hiện hành của chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi đó, tại Trung Quốc, vì nằm trong hệ thống nên họ có thể khẳng định toàn bộ các tòa án ở mọi cấp chỉ là vũ khí của phe phái đang nắm quyền. Do đó, việc đưa ra tòa chỉ là màn trình diễn của chế độ để nhục mạ công khai các “bị cáo”, biểu diễn quyền lực của phe hay cá nhân đang nắm quyền, và tạo sợ hãi trong những kẻ còn lại của phe nhóm thất thế.

 

Trung cộng đả kích đề nghị « đóng băng » của Mỹ ở biển Đông

Hôm 11/08/2014, Bắc Kinh đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích, « tự kiềm chế » để tránh gây nên tình trạng bất ổn, tiến tới một thỏa thuận đa phương nhằm đình chỉ mọi hành động có thể làm tình hình trở nên « phức tạp » và làm cho « căng thẳng leo thang ».

140811094532_us_asean_china_vietnam_512x288_reutersTrong một tuyên bố chính thức, Ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị đã nói: « Một số quốc gia bên ngoài khu vực đã không thể ngồi yên mà lại đến đây để kích động các mối căng thẳng. Dụng tâm của họ há chẳng phải là gây nên tình trạng hỗn loạn hay sao ? »

Dù không nêu đích danh nước nào, nhưng rõ ràng lời lẽ nặng nề của Ngoại trưởng Trung cộng nhắm vào Hoa Kỳ, nước vừa mới lên tiếng can thiệp vào hồ sơ Biển Đông nhân loạt hội nghị cấp ngoại trưởng do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN tổ chức tại Miến Điện trong tuần qua, và kết thúc vào hôm qua, 10/08/2014.

Nếu trong phát biểu của mình, Vương Nghị không nêu đích danh Hoa Kỳ, thì báo chí Nhà nước Trung cộng không ngần ngại chỉ rõ đối tượng là Mỹ .

Đối với Vương Nghị, Trung cộng và ASEAN « có đủ khả năng và sự khôn ngoan để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông ». Cho đến nay, Trung cộng luôn luôn khẳng định rằng tranh chấp chỉ có thể được giải quyết bằng các cuộc đàm phán song phương trực tiếp giữa các nước có liên quan.

Trong khi đó bên lề các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Đông Á, Vương Nghị đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung cộng tuyên bố hai nước cần “thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, luôn chú trọng tới toàn cục quan hệ hai nước”. Cần tăng cường tiếp xúc để “quan hệ hai nước sớm trở lại quỹ đạo đúng đắn”

Tuy nhiên Vương Nghị nhắc lại Bắc Kinh “sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết giữ gìn chủ quyền Nhà nước và quyền lợi biển”; và đòi Việt Nam “cần làm tốt ổn thỏa công tác khắc phục hậu quả vụ đánh đập, cướp giật, đốt phá, tạo điều kiện cải thiện quan hệ song phương”.

Việc Trung cộng hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của VN ở biển Đông đã gây nên tình hình phức tạp, căng thẳng ở Biển Đông trong thời gian qua, thế mà khi gặp Phạm bình Minh, Vương Nghị đã ngang ngược phát biểu Việt Nam cần “chú trọng tới toàn cục quan hệ hai nước” và bác bỏ bình luận có “căng thẳng” ở Biển Đông.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here